Nạn Nhân và Thủ Phạm

English – ChineseSpanishVietnamese

Tất cả chúng ta đều đã từng là nạn nhân. Không có một người nào trên đất chưa từng bị tổn thương hoặc bị thiệt thòi, thậm chí trước khi người đó được sinh ra. Nhưng phải chăng chúng ta sẽ lấy đó làm thước đo để nhìn nhận về bản thân mình?

Vì tất cả chúng ta cũng từng là thủ phạm gây hại, là kẻ sản sinh ra các nạn nhân, là kẻ làm tổn thương và xúc phạm tới người khác. Tất cả chúng ta đều là những gì mà Kinh Thánh gọi là “tội nhân”, những kẻ xúc phạm Thiên Chúa. Kinh Thánh tuyên bố rằng nếu chúng ta phạm vào một điều luật, thì xem như vi phạm tất cả (Gia-cơ 2:8-12). Mỗi một người chúng ta đều vi phạm Luật Pháp Ngài. Xin hãy đọc thêm về tình trạng của tất cả mọi người trong Rô-ma 3:9-18.

Vì bản chất tự nhiên của con người là luôn ở trong tình trạng mâu thuẫn với Thiên Chúa và Sự Chân Thật, chúng ta có xu hướng hay xem mình là nạn nhân, nhưng hiếm khi thú nhận mình là thủ phạm. Chúng ta xúc phạm người khác nhưng hay bào chữa cho mình. Chúng ta không thấy phần lỗi của mình, nhưng lại hay khiếu nại và tố cáo người khác là thủ phạm; chúng ta hay soi vào cái dằm nhỏ xíu trong mắt người khác trong khi lại mù quáng về khúc gỗ to tướng trong mắt chúng ta.

Chỉ đến khi chúng ta có được món quà đức tin đích thực đến từ Chúa thì chúng ta mới công nhận mình cũng là thủ phạm.

Chúng ta làm điều này đặc biệt là khi một người nào đó chỉ ra tội lỗi của chúng ta, tuyên bố chúng ta phạm tội hoặc là thủ phạm. Chúng ta có thể không thích cho lắm khi được xem là nạn nhân, nhưng thường chúng ta vẫn thích hơn khi ai đó bảo rằng mình chính là thủ phạm. Tuy nhiên, rắc rối là ở chỗ đó:

Sự cứu rỗi khỏi tình trạng ‘hay có xu hướng phạm tội’ không thể nào đến với chúng ta được khi chúng ta vẫn cứ xem mình là nạn nhân. Sự cứu rỗi chỉ đến khi chúng ta xưng mình là thủ phạm, là kẻ có tội chống lại Thiên Chúa và con người.

Làm thế nào chúng ta có thể vượt qua rào cản của niềm tự hào, sự bướng bỉnh, và việc hay tự biện hộ? Để chấp nhận mình là thủ phạm bạn cần phải được ban cho món quà đức tin đích thực của Chúa. Ồ, những người xưng đức tin danh nghĩa thường tuyên bố rằng họ là tội nhân theo lời Kinh Thánh và theo giáo lý mà họ đã được dạy dỗ. Và khi có một ai đó thẳng thắn đến giảng cụ thể hơn và cá nhân hơn với chúng ta về tình trạng hụt hẫng thuộc linh của chúng ta trước mặt Chúa, và dĩ nhiên người đó cũng chỉ ra bản chất hay sa ngã, một hung thủ trong ở con người họ, thì họ cảm thấy bị xúc phạm.

Chúng ta phản đối kịch liệt như thể là ‘một bị hại’ và còn toan tính trả đòn người kia. Chúng ta không ưa việc chấp nhận rằng chúng ta có lỗi. Chúng ta từ chối thừa nhận mình là người tội lỗi, vì vậy chúng ta tiếp tục nói dối, và vô hình chung chúng ta gọi Thiên Chúa là kẻ nói dối, nhưng xét về khía cạnh sâu sắc hơn thì động thái này của chúng ta không khác gì việc khẳng định rằng sự hy sinh của Đấng Christ là không cần thiết bởi vì chúng ta vô tội. Với thái độ này chúng ta cũng đã xem thường huyết của Ngài đã đổ ra vì ích lợi của chúng ta.

Những ai luôn cho mình là nạn nhân thì đã tự động lên án người khác là những thủ phạm. Và do đó, họ hành động như những thủ phạm không hơn không kém, vì họ đang phục vụ cho việc làm ra thêm các nạn nhân. Thường những nạn nhân đó là anh em của Chúa, họ đến trong danh Ngài để rao giảng và giải cứu các thủ phạm khỏi tội lỗi của họ. Những ai hay biện hộ và bảo vệ cho chính mình đã đóng đinh Đấng Christ một lần nữa qua cách hành xử và qua thái độ của mình. Họ là những kẻ chống Đấng Christ.

Sự giải thoát, tẩy sạch, và chữa lành chỉ có thể đến khi một người từ bỏ việc xem mình là một nạn nhân, và thừa nhận bản thân là thủ phạm. Khi chúng ta nhận ra mình cũng là thủ phạm, thì cái suy nghĩ xem mình như là một nạn nhân sẽ sụt giảm đáng kể, và một gánh nặng trong lòng cũng được cất đi.

Sau khi thừa nhận mình là một thủ phạm (bởi sự xác tín của Thánh Linh) một người sẽ thấy xấu hổ, hối hận, ăn năn hối lỗi trước Chúa. Khi thừa nhận mình như là một thủ phạm bạn đã bước vào con đường đưa dắt bạn đến sự cứu rỗi. Bốn từ tuyệt nhất và xác thực nhất bất kỳ người nào cũng có thể nói được là: “Tôi là kẻ có tội”. Sự cứu rỗi là dành cho các thủ phạm, chứ không phải cho nạn nhân. Và Tin Lành Cứu Rỗi kêu gọi các thủ phạm đi đến sự ăn năn.

“Khi nghe điều đó, Đức Chúa Jêsus phán: ‘Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, nhưng người đau ốm mới cần. Hãy đi, và học cho hiểu ý nghĩa câu nầy: Ta muốn lòng thương xót hơn sinh tế. Vì Ta đến không phải để gọi người công chính, nhưng gọi kẻ có tội.’” (Ma thi ơ 9:12-13 RVV11)

Ngài đã không đến để cứu chúng ta ra khỏi hậu quả, nhưng ra khỏi những tội lỗi sẽ mang lại hậu quả cho chúng ta.

Hãy xem xét rằng trong ngày Chúa còn ở trong xác thịt và trong những ngày đầu của Hội Thánh Chúa, chính quyền La Mã đã hành hại nhiều nạn nhân. Nhưng phải chăng Chúa Jesus đã có lời phản đối việc làm này của người La Mã? Ngài có thông cảm với các nạn nhân ấy chăng? Ngài đã ở đó để an ủi họ chăng? Không, Ngài bảo họ là thủ phạm, và họ cần phải ăn năn về tội lỗi của mình. Ngài biết rằng họ là nạn nhân của chính quyền La Mã bởi vì họ đã là những thủ phạm:

Lu-ca 13:1-5 RVV11
“Chính lúc ấy, có vài người ở đó thuật lại cho Đức Chúa Jêsus về việc Phi-lát giết những người Ga-li-lê, khiến máu của họ hòa lẫn với sinh tế họ đang dâng. Ngài đáp: ’Các ngươi tưởng những người Ga-li-lê đó phạm tội nặng hơn tất cả người Ga-li-lê khác vì họ bị đau khổ như thế sao? Ta bảo các ngươi, không phải; nhưng nếu các ngươi chẳng ăn năn thì tất cả sẽ bị hư mất như vậy. Hay là mười tám người kia bị tháp Si-lô-ê ngã xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn mọi người khác cư ngụ ở thành Giê-ru-sa-lem sao? Ta bảo các ngươi, không phải; nhưng nếu các ngươi chẳng ăn năn thì tất cả sẽ bị hư mất như vậy.’”

Giáo hội Công giáo La Mã đã đề cao sự chú trọng vào lợi ích của những người nghèo khó. Họ thường trình bày về Chúa Jesus Christ với công chúng như thể Ngài rất đặc biệt quan tâm đến những người nghèo khổ này. Đó là một sự lừa dối lớn.

Vâng, Đức Chúa Jesus đã đến để cứu chúng ta ra khỏi sự hủy diệt, nhưng Ngài đã không đến để thương hại tội nhân, mà Ngài đã đến để cứu chuộc tội nhân, và kêu gọi người đó tránh xa tội lỗi. Ngài đã không đến để cứu chúng ta khỏi các hậu quả, nhưng khỏi tội lỗi là nguyên nhân gây ra các hậu quả bi đát. Và điều này là áp dụng cho tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo.

Tin mừng cho mục đích từ thiện xã hội của Công giáo là một học thuyết ma quỷ nhưng lại giả vờ như là sứ điệp đến từ Thiên Đàng. Đó rõ ràng là cái bẫy lừa mị người ta trong khi lại tuyên bố làm đại diện cho Lẽ Thật. Đó là sự huỷ diệt trong khi lại mạo danh như là sự cứu rỗi. Những ai đồng tình và tiếp tay cho các công việc như vậy (có rất nhiều người) là muốn lưu giữ và bảo tồn những gì đang trong tình trạng thối rữa, họ làm như thể con người là các nạn nhân vô tội, nhưng Chúa Jesus Christ đã đến để cứu chuộc chúng ta ra khỏi sự hư nát, thối rữa bằng cách kêu gọi chúng ta hãy nhận ra rằng mình đang bị hư hoại.

Kẻ huỷ diệt thường châm chước cho những người không xứng đáng, trong khi Chúa Jesus Christ luôn kêu gọi sự nhận lãnh trách nhiệm.

Sa-tan hủy diệt bằng việc bảo tồn, và cố giữ lấy hiện trạng hư nát [chôn giấu tội lỗi], trong khi Chúa Jesus Christ thì giải cứu bằng công việc của sự triệt tiêu.

Kẻ huỷ diệt thì thúc đẩy công tác ‘cứu hộ’, nhưng Chúa Jesus Christ, thì thực hiện công việc của sự cứu rỗi.

Kẻ huỷ diệt thúc đốc việc cải thiện thể trạng, trong khi Chúa Jesus Christ kêu gọi sự từ bỏ và sự loại trừ tổng thể, rằng mọi thứ có thể được thay thế bằng một cái mới hoàn toàn khác.

Bằng cách sẵn sàng phơi bày bản thân, chúng ta đã soi sáng cho người khác đi trong con đường của thập tự giá dẫn họ vào sự sống.

2 Cô rinh tô 5:14-19 RVV11
“Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi, và chúng tôi nghĩ rằng nếu một người đã chết vì mọi người, thì mọi người đều đã chết. Và vì Ngài đã chết thay cho mọi người, để những người đang sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình. Vì thế, từ nay chúng tôi không đánh giá một ai theo cách loài người nữa, dù chúng tôi đã từng đánh giá Đấng Christ theo cách loài người, nhưng bây giờ không còn đánh giá Ngài theo cách ấy đâu. Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, người ấy là tạo vật mới, những gì cũ đã qua đi, nầy, mọi sự đều trở nên mới. Mọi điều đó đến từ Đức Chúa Trời, Đấng đã cho chúng ta được hòa giải với Ngài qua Đấng Christ, và giao cho chúng tôi chức vụ hòa giải. Ấy là, trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã cho thế gian được hòa giải với Ngài, không kể tội lỗi cho loài người, và ủy thác cho chúng tôi sứ điệp hòa giải.

Như mọi người đã biết, tất cả chúng ta đều có tội trước Thiên Chúa, chúng ta cần nhận ra chúng ta phải tha thứ cho tất cả những người đã làm điều sai quấy đối với chúng ta, nếu như chúng ta mong muốn được Chúa tha thứ và chữa lành. Chúa Jesus nói:

“Nếu các con tha lỗi cho người ta, thì Cha các con ở trên trời cũng sẽ tha thứ cho các con. Nhưng nếu các con không tha lỗi cho người ta, thì Cha các con ở trên trời cũng sẽ không tha thứ cho các con.” (Ma thi ơ 6:14-15 RVV11)

Với tấm lòng khiêm nhường và sự hiểu biết, chúng ta sẽ không mãi cảm thấy bị xúc phạm khi nhận ra mình là thủ phạm, cho dù những người chúng ta phải đối chất là ai chăng nữa.

Với sự thừa nhận chân thành và sự ăn năn của một thủ phạm, chúng ta cũng sẽ mở cánh cửa của sự cứu rỗi ra cho nhiều người khác. Bằng cách sẵn sàng phơi bày bản thân, chúng ta sẽ soi sáng con đường cho người khác bước theo, đó là con đường của thập tự giá để có thể vào sự sống. Ngài là Đấng không phạm tội nhưng đã gánh hậu quả cho chúng ta. Huống chi là chúng ta, những người dễ sa ngã vì bản chất, thì phải thừa nhận tội lỗi của mình càng hơn.

Nói về Chúa và Đấng Cứu Rỗi, là Đấng mà chúng ta tuyên xưng đức tin trong Ngài, Kinh Thánh tuyên bố: “Ngài không hề phạm tội, nơi miệng Ngài không thấy điều dối trá. Khi bị nguyền rủa, Ngài không nguyền rủa lại; lúc chịu đau khổ, Ngài không hề hăm dọa, nhưng phó thác chính mình cho Đấng phán xét công minh.” (1 Phi-e-rơ 2:22-23)

Ngài là nạn nhân của các nạn nhân; Ngài đã sẵn sàng làm nạn nhân dưới tay các thủ phạm, vì lợi ích của họ. Hãy lắng nghe tiếng Ngài. Ngài kêu gọi mọi người đi đến sự ăn năn. Các nạn nhân thì không cần ăn năn; nhưng thủ phạm mới cần làm điều này hơn ai hết.

Khi chúng ta tập trung vào việc là một nạn nhân càng lâu chừng nào, thì chúng ta sẽ phạm tội với chính linh hồn mình càng lâu chừng ấy. Chúng ta cứ giữ khư khư nỗi sợ hãi và càng lún sâu trong sự tự thương hại, oán giận, và cay đắng. Do đó, chúng ta sẽ tiếp tục làm kẻ thủ phạm và như vậy chúng ta vẫn sống trong tội lỗi của mình và phải chịu hậu quả khó tránh.

Hỡi các cơ đốc nhân, quý vị có nhìn thấy tội lỗi mà mình đã phạm đến người khác không, hay chỉ nhìn thấy tội lỗi của người khác sai quấy với quý vị mà thôi?

Khi là thủ phạm, chúng ta thường đổ lỗi cho người khác và biện minh cho chính mình; chúng ta thường bôi nhọ người khác và tôn trọng bản thân mình; chúng ta từ chối nhận lỗi của mình và lên án những người phạm tội ấy, đặc biệt là phạm với chúng ta. Chúng ta trở thành có tội về những điều mà chúng ta buộc tội người khác.

Rô-ma 2:1-4 RVV11
“Vậy, hỡi người kia, dù bạn là ai đi nữa, khi lên án người khác thì bạn không thể bào chữa cho mình được; vì trong khi lên án họ, bạn cũng tự lên án chính mình, bởi bạn lên án họ mà cũng làm các việc như họ. Chúng ta biết rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với những ai làm những việc như thế là hợp với chân lý. Hỡi người kia, khi bạn lên án người khác làm những việc như vậy mà chính bạn cũng làm, thì bạn tưởng rằng mình sẽ thoát được sự phán xét của Đức Chúa Trời sao? Hay là bạn coi thường sự dư dật của lòng nhân từ, nhịn nhục và khoan dung của Ngài? Bạn không nhận biết rằng lòng nhân từ của Đức Chúa Trời là để đem bạn đến sự ăn năn sao?”

Hỡi những ai tuyên xưng danh Chúa, bạn đang ở đâu rồi? Bạn có thấy tội lỗi của mình vấp phạm người khác chăng, hay bạn chỉ nhìn thấy tội lỗi của người khác đối nghịch với bạn mà thôi?

Sự công xưng cứu rỗi của bạn có khả thi chăng trong khi đang bị ở dưới sự phán xét của Chúa và bạn từ chối sự sửa dạy của Ngài đến với bạn qua những người Ngài sai phái vì lợi ích cho chính bạn? Bạn có sẵn sàng chấp nhận sự đồng cảm, khen ngợi, và thoải mái từ bạn bè không, trong khi bạn lại dễ dàng từ chối lời khiển trách của Ngài qua những người khác như thể đây là sự kết án của quỷ dữ vậy? Hãy cân nhắc cách cẩn trọng.

Khi nhìn nhận bản thân có lỗi, bạn sẽ không còn đề cao việc mình là một nạn nhân. Bạn sẽ sẵn sàng chấp nhận hậu quả của hành động sai trái mình và không trả đũa, ngay cả đối với những kẻ đã sai quấy với bạn, và đặc biệt là bạn sẽ không chống lại những người mà Chúa sai đến để nói cho bạn biết những sai lầm của bạn.

“Nếu làm điều sai quấy mà anh em bị đánh đập và cam chịu thì có gì đáng khoe đâu? Nhưng nếu anh em làm lành mà chịu đau khổ thì đây là một ơn phước trước mặt Đức Chúa Trời. Anh em đã được kêu gọi đến điều đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, lưu lại cho anh em một gương để anh em noi dấu chân Ngài.” (1 Phi e rơ 2:20-21 RVV11)

Thủ phạm sẽ nhận được sự tha thứ; còn nạn nhân thì không. Khi cho rằng bạn nhìn thấy, thì bạn vẫn còn ở trong bóng tối; Nhưng khi thú nhận mình là một thủ phạm, bạn sẽ thực sự nhìn thấy và sẽ được sống lại từ nấm mồ chôn mình.

Khi nào bạn chưa ăn năn, thì bạn vẫn là một tín đồ đạo đức giả cùng đi chung một con đường với kẻ hủy diệt, là một đứa con của bóng tối nhưng bạn lại phô diễn như thể mình là con của sự sáng, bạn lấy môi miệng mình mà tôn kính Chúa cách vô ích trong khi vẫn tiếp tục nuôi dưỡng ý niệm “tôi là nạn nhân” gian ác của mình.

Hãy từ bỏ tội lỗi và thừa nhận nhu cầu được tha thứ của mình, thì bạn sẽ nhận được. Khi nhận được sự tha thứ, bạn sẽ được chuẩn bị để cũng làm điều tương tự cho người khác. Sự giải thoát và chữa lành sẽ bắt đầu đơm hoa kết trái trong bạn và người khác. Đó là lúc Giê-ru-sa-lem mới từ trên trời giáng xuống trái đất, và sư tử có thể nằm cùng chỗ với chiên. Ngày Sa-bát được thiết lập, và sự bình an bắt đầu ngự trị. Hãy để Sự Chân Thật đắc thắng.

Bạn có muốn nhìn thấy bản thân là một thủ phạm như thế nào không? Hãy xé áo của bạn (dứt bỏ lớp phủ quý phái cao trọng của sự giả đò và đạo đức giả của mình đi); hãy mặc lấy những gì xứng đáng cho bạnồ áo vải thô – và đội tro lên đầu (hãy hạ mình xuống). Làm thế nào để bạn làm được điều này? Chỉ khi bạn nhịn ăn và cầu nguyện – trong dài hạn.

Victor Hafichuk

Bấm vào ĐÂY để xem các bài viết tiếng Việt.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Newest
Oldest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

Provide your email if you would like to receive periodic correspondence from us.



0
You can leave a comment herex
()
x